Đại học có phải là con đường duy nhất? Nhiều người đã phải đánh đổi cả cuộc sống vì đã lựa chọn lầm con đường cho mình

Monday, July 27, 2009 Unknown 0 Comments

Tính từ khi rời ghế THPT đến nay, tôi đã làm "thầy giáo" được 5 năm, đã từng kèm cặp không dưới chục em học sinh, giỏi có, dốt có, nam có, nữ có, mỗi em một tính cách, mỗi em một mơ ước,... không em nào giống em nào, duy chỉ có một điều giống nhau: đó là sự kỳ vọng của bố mẹ các em vào tương lai của con mình sau này. Có lần, một học sinh lớp 11 của tôi "thổ lộ" rất thật lòng với "thầy giáo" rằng ước mơ của em là "mở một cửa hàng bán băng đĩa CD", khi tôi hỏi lý do thì em học sinh đó nói "em thấy mình không có năng khiếu học hành, em cũng chẳng thích học, nhưng bố mẹ em muốn em vào đại học...". Cha mẹ nào cũng muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái, nhưng nào có chịu hiểu: Đại Học đâu phải là con đường duy nhất hay an toàn nhất để dẫn đến thành công, nó thậm chí còn không phải là con đường nhanh nhất. Nuôi mơ ước "biến" con mình thành kỹ sư, thạc sỹ,...nhiều bậc phụ huynh ép con cái học đủ thứ trên đời, hết thầy này đến thầy nọ, hết giờ này đến giờ khác, hết môn này đến môn kia mà không biết năng lực thực sự của con cái mình, họ cho rằng làm như vậy là tốt nhất cho con cái. Nhìn thời gian biểu của học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay mà tôi thấy giật mình:
– Sáng: 6h45 - 11h45: học chính ở trường.
– Chiều: 13h00 - 16h30: học thêm.
– Tối: 19h00 - 21h00: học gia sư.
Với lịch học căng thẳng như vậy thì liệu học sinh có thời gian nào để tự học những kiến thức mà mình được tiếp nhận? Khi đã hổng những kiến thức đầu thì càng học sẽ càng chẳng hiểu gì cả. Vậy mà học sinh vẫn phải tuân thủ lịch làm việc căng thẳng đó trong suốt cả năm học, chỉ để các bậc phụ huynh yên tâm một điều rằng mình đã làm hết sức vì con cái (và tất nhiên con cái, nạn nhân chính, cũng bị vắt kiệt sức lực trong cuộc đua của các bậc phụ huynh). Vậy nhưng Đại học liệu có phải là thiên đường thực sự? Mỗi năm có hàng trăm nghìn sinh viên ra trường, nhưng bao nhiêu trong số đó có thể tìm được một công việc, chứ chưa nói đến công việc mà mình từng mơ ước? Nhiều sinh viên ra trường đã phải đi học các kỹ năng chăm sóc trẻ em, như thay tã, trông trẻ, lau dọn nhà cửa, quét dọn vệ sinh,...những công việc mà trước đây họ bị dọa sẽ phải làm nếu không vào được Đại Học. Bi kịch hơn, một số khác đã tự tìm cách giải thoát cho mình sau bao năm phấn đấu mà không thể vượt lên khỏi hoàn cảnh, họ đã buông xuôi: chán nản vì không thể tìm được việc làm và cảm thấy có lỗi khi phung phí tiền bạc của cha mẹ, Liu Wei, cô sinh viên Trung Quốc sắp tốt nghiệp đã tự kết liễu cuộc đời mình.




Chinese student Liu Wei who, consumed with guilt about her parents' financial sacrifices, took her own life


Cuốn nhật kí, di vật mà Liu để lại cho gia đình cho thấy cô đã đi từ hy vọng tràn trề đến thất vọng ê chề như thế nào. Và đó là “tấn bi kịch” mà hàng triệu sinh viên đang phải đối mặt. Đó cũng là hồi chuông đáng báo động về việc học sinh (nhất là các bậc phụ huynh) đã sai lầm thế nào khi nhất định ép con mình theo con đường mà lẽ ra chúng không bao giờ nên đi.

Nguyễn Hoàng Long


Tháng 11 năm 2006

“Tại trường, tôi nhận được một học bổng nhưng hiện gia đình vẫn phải trả tiền để tôi được học. Tôi sẽ đền đáp họ, tôi sẽ cho em trai tôi tiền để nó có thể xây một ngôi nhà. Mục tiêu của tôi là phải học tập thật chăm chỉ, kiếm được một công việc và nuôi sống gia đình tôi. Nếu tôi không làm được điều đó, cuộc sống của tôi chẳng còn ý nghĩa gì nữa”.


Tháng 9 năm 2007

“Với tôi, sinh ra trong một gia đình nghèo ở nông thôn không phải là bi kịch. Mà bi kịch sẽ là nếu tôi không thể thoát ra khỏi cuộc sống nông thôn. Tôi chắc chắn sẽ trở thành một cư dân thành thị sau khi rời giảng đường đại học”.

Tôi đã từng than phiền rằng ông Trời thật không công bằng với tôi. Ông Trời để tôi được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng lúc này đây, tôi sẽ không nghĩ như vậy nữa. Gia đình đã khiến tôi trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn”.


Tháng 5 năm 2008

“Tôi không thể tin được để kiếm một công việc part-time lại khó khăn đến thế. Có đến 200 sinh viên đã nộp đơn để nhận làm tiếp tân bán thời gian. Tôi không tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra khi tôi tốt nghiệp nữa”.


Tháng 6 năm 2008

“Hôm nay tôi đã tham dự một hội chợ việc làm. Ở đó, số lượng sinh viên đi xin việc còn gấp 10 lần nhu cầu tuyển dụng. Sau khi vượt qua đám đông hỗn loạn xô đẩy, cuối cùng tôi cũng có cơ hội nói chuyện với một nhà quản lý tuyển dụng. Nhưng anh ta chỉ muốn nhân viên bán hàng và phát triển sản phẩm, đó không phải là chuyên ngành của tôi. Tôi đã trở về nhà và cảm thấy rất căng thẳng”.


Ngày 2 tháng 9 năm 2008

“Lòng kiêu hãnh của tôi rất mạnh mẽ. Tôi đã quá chăm lo cho bản thân. Tôi đã chọn bước vào giảng đường đại học thay vì trở thành một công nhân tha phương cầu thực, nhưng hiện nay gia đình tôi đang có những khoản nợ khổng lồ còn tôi thì không thể làm được bất cứ điều gì cho họ.

Nếu lúc này tôi đang đi làm, tôi đã có thể gửi tiền về nhà và mua những món quà cho bố mẹ tôi cũng như những đứa trẻ khác ở trong làng. Tôi đã phung phí rất nhiều tiền của và rồi thậm chí không học được điều gì có ích để mang lại cho tôi một công việc. Bây giờ đây, tôi rất hối tiếc vì đã lựa chọn con đường học hành”.


Ngày 9 tháng 10 năm 2008

“Tôi là một sinh viên đại học nhưng tôi lại không thể tìm thấy một việc làm. Làm sao tôi có thể quay trở lại làng của mình sau khi tôi tốt nghiệp đại học được? Tôi cảm thấy rất mệt, tôi muốn ngủ một giấc và không bao giờ còn thức dậy nữa. Tôi sẽ làm việc ư? Ai có thể cứu tôi? Ngoài bố mẹ ra, tôi không còn luyến tiếc gì trong thế giới này nữa”.


Ngày 18 tháng 10 năm 2008 - Trang nhật kí cuối cùng

“Tại sao lại quá khó như vậy?”

–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–-–

November 2006

"At school, I had a scholarship but now my family has to pay for me to study. I have to pay them back and I have to give money to my brother so he can build a house. My goal is to study hard, get a good job and provide for my family. If I cannot do that, then it is impossible to say that I have a good life."

September 2007

"It is not tragic that I was born in a poor family in the countryside. The tragic thing will be if I cannot get out of the countryside. I am sure I can become a city resident after my studies."

"I used to complain that God was not fair to me to let me be born into a poor farmer's family, but now I will not think that way. My background can make me stronger and more mature."

May 2008

"I cannot believe it is so difficult to find a part-time job; there were 200 students applying for one part-time job as a receptionist. I cannot imagine what will happen when I graduate."

June 2008

"Today I attended a job fair. There were 10 times more students than there were companies. After pushing through the crowds, I finally got the chance to speak to a human resources manager. But all he was looking for were sales and promotion staff, which isn't suitable for me at all. I came home feeling very stressed."

September 2, 2008

"My pride is too strong. I care too much about myself. I chose to go to college instead of becoming a migrant worker, but now my family have huge debts and I can do nothing for them. If I was working, I could send money home and bring gifts for my parents like the other children in the village. I have spent lots of money and not even learned anything useful that will get me a job. Now, I regret my choice to study."

October 9, 2008

"I am a college student but I cannot find a job. How ashamed will I be when I have to go back to the village after I graduate? I feel so tired, I want to keep sleeping and never wake up. What shall I do? Who can save me? Apart from my parents, I will not miss anything in this world."

October 18, 2008 (final diary entry)

"Why so difficult?"

0 comments: